
Trong bài viết này PHgroup sẽ giúp bạn tìm hiểu những trường hợp công trình xây dựng nào có nguy cơ sụp đổ, ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận cần thực hiện phá dỡ khẩn cấp. Tránh xảy ra những hậu quả khó lường.
Căn cứ vào Điều 118 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, các công trình có thể bị phá dỡ khẩn cấp nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận.
– Công trình phải phá dỡ nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các trường hợp phải phá dỡ công trình xây dựng
Bên cạnh đó, việc phá dỡ công trình còn được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Để giải phóng mặt bằng cho công trình mới hoặc công trình tạm.
– Xây dựng các công trình trong khu vực cấm xây dựng, cụ thể:
+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
+ Tại khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình để khắc phục những hiện tượng này.
– Các công trình sai quy hoạch, không có giấy phép xây dựng theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng.
– Công trình lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
– Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
Việc phá dỡ công trình phải đáp ứng các yêu cầu:
– Phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
– Phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường.